Trong tương lai gần, ngũ cốc nảy mầm sẽ trở thành nguyên liệu không thể thiếu được trong ngành TPCN
Hạt quinoa - bí quyết sống thọ của con người
Hạt Chia - Thực phẩm của năm 2013
Thực phẩm chức năng từ lúa mạch và yến mạch
Thảo dược từ hạt lúa mì non
Julian Mellentin - Giám đốc New Nutrition Business (Công ty chuyên phân tích và cung cấp các giải pháp về dinh dưỡng, thực phẩm hàng đầu của Anh) cho biết: "Chúng tôi đang phân phối rất tốt loại thực phẩm ngũ cốc nảy mầm. Nó không chứa gluten nên rất thích hợp với những người bị bệnh celiac. Ngũ cốc nảy mầm cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và những carbohydrate tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh".
Thị trường ngũ cốc nảy mầm đang phát triển nhanh nhất và đúng hướng nhất ở Mỹ. Theo dự đoán của ông Mellentin, tới năm 2018, lượng tiêu thụ ngũ cốc nảy mầm ở Mỹ sẽ vào khoảng 250 triệu USD, thậm chí còn cao hơn.
Bằng chứng cho thấy tiềm năng của ngũ cốc nảy mầm là các thương hiệu snack nổi tiếng đang phát triển chóng mặt với doanh số lên tới 25 triệu USD chỉ trong ba năm gần đây, diện tích các cửa hàng snack cũng được nới rộng tại hơn 20.000 địa điểm. Trước đây, snack từ khoai tây được ưa chuộng, thì thời gian gần đây, các loại snack được làm từ hạt lanh, quinoa, hạt chia, đậu đen được săn đón và phân phối rộng rãi. Bên cạnh đó, các thương hiệu bánh làm từ yến mạch, lúa mì cũng đang trở thành "con gà đẻ trứng vàng" của các nhà sản xuất, phân phối thực phẩm dinh dưỡng.
Năm 2014, theo kết quả của một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Better Way và Viện Marketing Tự nhiên (Mỹ), 17% người Mỹ đều đã biết về các sản phẩm ngũ cốc nảy mầm và hạt giống. Theo Mintel, số lượng các sản phẩm ngũ cốc nảy mầm mới ra mắt trong năm vừa rồi chưa phải lớn (chỉ 19 sản phẩm) nhưng con số này đang ngày càng tăng nhanh.
Tập đoàn Kelloggs Mỹ là đơn vị đi đầu khi tung ra một phiên bản mới của thương hiệu Kashi với yến mạch, lúa mạch, lúa mì và rau dền.
Một số loại ngũ cốc ăn sáng cũng đã bắt đầu sử dụng các hạt nảy mầm, thậm chí còn thấy loại hạt này trong những chiếc bánh pizza.
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, càng ngày, ngũ cốc nảy mầm sẽ trở thành nguyên liệu không thể thiếu được trong ngành thực phẩm chức năng.
Sự nảy mầm sẽ làm giảm lượng tinh bột và tăng giá trị dinh dưỡng của hạt. Lượng chất xơ hòa tan trong hạt nảy mầm cao hơn trong các loại ngũ cốc thông thường. Bên cạnh đó, cấp độ cao hơn của enzyme amylase trong hạt nảy mầm tốt cho tiêu hóa carbohydrate thành đường và các enzyme phytase có thể ngăn cơ thể hấp thu kim loại nặng.
Bình luận của bạn